1 |
Trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV
|
Đề nghị nghiên cứu trình Quốc hội có cơ chế, chính sách đặc thù cho cán bộ,
công chức, viên chức và nhân dân ở xã biên giới
|
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn
|
2 |
Trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV
|
Hiện nay, chưa có văn bản QPPL quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, vì vậy các cấp chính quyền, các cơ quan
chức năng chưa có chế tài cụ thể để xử lý các hành vi vi phạm liên quan trong
lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, gây ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả công tác
QLNN về tôn giáo. Cử tri đề nghị Chính phủ sớm nghiên cứu, ban hành văn
bản quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo,
nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả đối với công tác QLNN về tôn giáo
|
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình.
|
3 |
Trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV
|
Nghiên cứu, tham mưu Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo phân cấp, giao thẩm quyền cho các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chấp thuận đăng ký điểm sinh hoạt tôn
giáo tập trung về lý lịch tư pháp cử chức sắc, chức việc nên thực hiện lần
đầu, những lần tiếp chỉ cần xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước về tôn
giáo là đủ
|
Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ
|
4 |
Trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV
|
Cử tri kiến nghị Đảng, Nhà nước cần xem xét lại công tác đề bạt, bổ nhiệm cán
bộ, vì thời gian gần đây, dư luận bất bình về một số trường hợp bổ nhiệm cán bộ chưa
đúng quy định ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân, nhất là thời gian qua có nhiều
cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước bị kiểm điểm, kỷ luật.
|
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai
|
5 |
Trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV
|
Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, tuy nhiên, hiện
nay chưa có hướng dẫn cụ thể quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực tín ngưỡng, tôn giáo (theo Chương VIII về quản lý nhà nước và xử lý vi
phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo của Luật tín ngưỡng, tôn
giáo) nên việc thực hiện gặp nhiều khó khăn. Đề nghị Bộ Nội vụ tham mưu, trình
Chính phủ ban hành Nghị định hoặc ban hành Thông tư hướng dẫn nội dung trên
để các địa phương có cơ sở thực hiện được đảm bảo.
|
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi.
|
6 |
Trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV
|
Cử tri cho rằng hình thức xử lý kỷ luật cán bộ, công chức sai phạm trong
những năm gần đây là đúng người đúng tội, tuy nhiên vẫn còn một số trường
hợp kỷ luật còn mang tính hình thức bởi có nhiều trường hợp chỉ cách chức một
nhiệm kỳ trong khi các cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật đã về hưu thì việc
cách chức không thực sự hiệu quả.
|
Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh
|
7 |
Trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV
|
Kiến nghị Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về thu thập tài liệu vào lưu trữ lịch sử.
|
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh
|
8 |
Trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV
|
Theo Thông tư liên tịch của các Bộ chuyên ngành và Bộ Nội vụ hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 24/2014/NĐ-CP của Chính phủ thì số lượng các tổ
5
chức (quy định cứng) thuộc và trực thuộc một số cơ quan chuyên môn cấp tỉnh
tăng so với trước đây trong khi đó, biên chế công chức và số lượng người làm việc
không tăng vì vậy, quá trình thực hiện gặp khó khăn khi thành lập tổ chức mới và
tự cân đối, điều chỉnh biên chế công chức và số lượng người làm việc. Đề nghị Bộ
Nội vụ phối hợp với các bộ, ngành liên quan xem xét nội dung kiến nghị này và có
văn bản hướng dẫn giúp địa phương tháo gỡ khó khăn
|
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình
|
9 |
Trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV
|
Hiện nay Chính phủ chưa có văn bản quy định, hướng dẫn phân loại đơn
vị sự nghiệp công lập phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ quản lý nhà nước và các
đơn vị cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công lập cơ bản, thiết yếu nên trong quá
trình sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập gặp khó khăn. Đề nghị
Chính phủ nghiên cứu, sớm ban hành văn bản quy định, hướng dẫn phân loại đơn
vị sự nghiệp công lập và các đơn vị cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công lập cơ
bản, thiết yếu để tạo thuận lợi cho các địa phương trong quá trình sắp xếp, tổ chức
lại các đơn vị sự nghiệp công lập
|
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình
|
10 |
Trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV
|
Tại khoản 2 Điều 6 Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của
Chính phủ quy định về số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn
thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, quy định: Số lượng Phó Giám đốc Sở không quá
3. Tuy nhiên, trên thực tế, đối với một số Sở có sự hợp nhất, sáp nhập đa ngành, đa
lĩnh vực (Y tế, Nông nghiệp và Phát triên nông thôn, Nội vụ,...) thì số lượng Phó
Giám đốc 03 người là không phù hợp. Đề nghị Chính phủ xem xét lại quy định này
để có sự điều chỉnh phù hợp
|
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình
|
11 |
Trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV
|
Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ chưa quy
định rõ, đơn giản, dễ hiểu về phương pháp xác định vị trí việc làm phân cấp cho
các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực hướng dẫn cụ thể về vị trí việc làm thuộc ngành,
lĩnh vực trên cơ sở đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt cụ thể về vị
trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc quyền quản lý. Đề nghị
Chính phủ nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 41/2012/NĐ-CP, hoặc có
văn bản quy định rõ về nội dung nêu trên
|
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình
|
12 |
Trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV
|
Hiện tại các Thông tư liên tịch của các Bộ quản lý ngành với Bộ Nội vụ
không thống nhất về tư cách pháp nhân của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân cấp huyện nên trong quá trình hoạt động các cơ quan chuyên môn chưa
phát huy hiệu quả. Đề nghị Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ quản lý ngành rà soát
các Thông tư liên tịch liên quan để sửa đổi, bổ sung, đảm bảo thống nhất quy định
về tư cách pháp nhân của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp
huyện
|
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình
|
13 |
Trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV
|
1. Theo quy định tại khoản 4 Điều 127 Luật Tổ chức chính quyền địa phương
thì: “Chính phủ quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế của Văn
phòng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Văn
phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện và việc tổ chức công tác
tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
cấp xã” tuy vậy, đến nay Chính phủ chưa có văn bản nào quy định về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân cấp huyện. Tại Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-VPCP-BNV ngày
23/10/2015 của Văn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ cũng chỉ mới hướng dẫn chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu, sớm ban hành văn
bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện
|
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình
|
14 |
Trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV
|
Cử tri phản ánh, trong quy định hiện hành về chức năng, nhiệm vụ của
Ban Tôn giáo cấp tỉnh không có chức năng tham mưu công tác quản lý nhà
nước về lĩnh vực tín ngưỡng tuy vậy, thời gian qua một số nhiệm vụ liên
quan tín ngưỡng được Ban Tôn giáo Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh giao
cho Ban Tôn giáo thực hiện (như rà soát thực trạng hoạt động tín ngưỡng trên
địa bàn tỉnh báo cáo thực trạng tín ngưỡng, xây dựng văn bản chỉ đạo về
công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng…) vì vậy quá trình tham mưu thực
hiện gặp nhiều khó khăn và bất cập. Cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ,
ngành liên quan có văn bản hướng dẫn cụ thể về chức năng, nhiệm vụ phù
hợp của các cơ quan chuyên môn tham mưu về công tác quản lý nhà nước về
lĩnh vực tín ngưỡng để thống nhất thực hiện
|
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình.
|
15 |
Trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV
|
Hiện nay hình thành các hội, nhóm tín ngưỡng tôn giáo hoạt động trái
phép, lôi kéo nhân dân tham gia, có nhiều hoạt động ảnh hưởng đến an ninh
trật tự, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của dân tộc. Đề nghị có biện
pháp hiệu quả để ngăn chặn tình trạng này
|
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên
|
16 |
Trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV
|
Cử tri phản ánh chủ trương của Đảng về tinh gọn bộ máy nhà nước là
chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên, việc triển khai còn rất chậm, thiếu đồng bộ,
chưa có thống nhất chung cả nước. Cử tri Kiên Giang kiến nghị Chính phủ cần
quan tâm chỉ đạo quyết liệt hơn
|
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang
|
17 |
Trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp thứ 9 Quốc hội Khóa XIV
|
Cử tri đề nghị Bộ Nội vụ có văn bản hướng dẫn về việc sáp nhập, hợp nhất một
số đơn vị sự nghiệp công lập từ khối Đảng vào khối nhà nước
|
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình
|
18 |
Trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV
|
Ngày 14/02/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP
quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, có hiệu lực thi hành ngày
06/4/2015 (thay thế Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2016), tại Khoản
1, Điều 22 quy định: “Căn cứ các quy định tại Nghị định này: a) Các Bộ: Giáo
dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du
lịch, Thông tin và Truyền thông, Y tế… quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự
nghiệp công trong từng lĩnh vực” và tại Khoản 1, Điều 26 quy định: “làm cơ sở
để xây dựng Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp trong từng
lĩnh vực”. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay các Bộ chỉ tham mưu Chính phủ
ban hành Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 quy định cơ chế tự chủ
của tổ chức khoa học và công nghệ công lập có hiệu lực kể từ ngày 01/8/2016
và Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ quy định cơ
chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự
nghiệp khác. Các lĩnh vực còn lại, hiện nay chưa có văn bản quy định cụ thể vẫn
đang thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2016 của Chính
phủ. Vì vậy địa phương gặp không ít khó khăn trong việc quản lý. Do đó, cử tri
Kiên Giang đề nghị các Bộ, ngành liên quan sớm trình Chính phủ ban hành văn
bản quy định cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc
lĩnh vực giáo dục đào tạo dạy nghề y tế văn hóa, thể thao và du lịch thông tin
truyền thông và báo chí để địa phương có cơ sở hướng dẫn các đơn vị thực
hiện” (Câu 74).
- “Cử tri Kiên Giang đề nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định quy
định việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần để địa
phương có cơ sở thực hiện, vì hiện nay địa phương gặp nhiều khó khăn khi thực
hiện nhiệm vụ này” (Câu 78).
|
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang
|
19 |
Trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV
|
Chỉ đạo tổ chức tổng kết, đánh giá toàn diện kết quả thực hiện chủ
trương, chính sách, pháp luật về tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, làm cơ sở
tham mưu, đề xuất Quốc hội, Chính phủ kịp thời sửa đổi, ban hành các chủ
trương, chính sách mới phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, huy
động mạnh các nguồn lực ngoài xã hội tham gia cung ứng các dịch vụ công, góp
phần giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước
|
Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ
|
20 |
Trả lời kiến nghị của cử tri trước họp thứ 9, Quốc hội khoá XIV
|
Nghị quyết số 1206/2016/NQ-UBTVQH13 quy định về chế độ, chính sách và
các điều kiện bảo đảm hoạt động của Đại biểu HĐND. Tuy nhiên, đối với các chức danh
Chủ tịch HĐND Trưởng và Phó Trưởng ban của HĐND hoạt động kiêm nhiệm các cấp
chưa có chế độ phụ cấp kiêm nhiệm. Cử tri kiến nghị nghiên cứu trình UBTVQH xem
xét, quy định chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với các chức danh này
|
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình
|
1
2
3
[4]
5
6
|